CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ_UEH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ_UEH


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» THÔNG ĐIỆP CUỘC SỐNG. HÃY ĐỌC. ĐỪNG BỎ LỠ BÀI HỌC HAY
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby PETER_CROUCH Sat Jul 23, 2011 12:01 am

» Chương trình Green S Hành Trình Doanh Nhân Xanh
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby PETER_CROUCH Tue May 10, 2011 6:58 pm

» VÀI MẸO NHỎ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby myoanh01 Thu May 05, 2011 8:27 pm

» CÂU CHUYỆN LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI NHIỀU NGƯỜI
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby cobeque Mon Apr 25, 2011 12:42 am

» MUÔN MẶT CUỘC ĐỜI
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Sat Apr 23, 2011 11:42 pm

» Một bài hát ko thể ko xem - rất cảm động
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Sat Apr 23, 2011 11:31 pm

» VIEDEO CLIP CỰC KÌ Ý NGHĨA VÀ CẢM ĐỘNG VỀ TÌNH YÊU
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Sat Apr 23, 2011 11:27 pm

» VIDEO_GÂY XÚC ĐỘNG NHẤT NĂM 2009_Ý CHÍ CÔ GÁI TẬT NGUYỀN
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Sat Apr 23, 2011 11:21 pm

» MỘT CHÚT LẮNG ĐỌNG TÂM HỒN
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Sat Apr 23, 2011 11:19 pm

» KĨ NĂNG LÀM CHỦ BẢN THÂN
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Sat Apr 23, 2011 11:15 pm

» 4 BÍ KÍP Để NGHE NÓI TIếNG ANH NHƯ NGƯờI BảN NGữ
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby ohlala Sun Apr 17, 2011 9:59 pm

» 5 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby ohlala Sat Apr 16, 2011 2:36 pm

» VIDEO CLIP SINH VIÊN THỜI BÃO GIÁ
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Fri Apr 15, 2011 7:12 am

» VIDEO VỀ KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby vandat53 Fri Apr 15, 2011 6:59 am

» Đề xuất buổi training làm việc nhóm (Công)
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeby Admin Thu Apr 14, 2011 1:53 pm


 

 Trung Quốc xâm lược Việt Nam ?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
THIẾU ÚY
THIẾU ÚY
Admin


Tổng số bài gửi : 98
Ngân Lượng : 196
Thanked : 1
Age : 32

Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc xâm lược Việt Nam ?   Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? Icon_minitimeMon Mar 14, 2011 10:58 pm

[size=21]Trung Quốc xâm lược Việt Nam ?
[You must be registered and logged in to see this image.]

Theo 'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn
tính Việt Nam
Mạng “Sina” ngày 4/8 đăng bài với nhan đề “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”,
bài báo viết cùng với việc sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, việc giải quyết vấn đề Đông Nam Á và chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sẽ là trọng điểm từ nay về sau của chính sách đối ngoại và phương hướng hành động quân sự chủ yếu của Trung Quốc.

Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyềnthống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốcvà Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểmsoát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau. Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ TrungQuốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược
của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .

Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là "khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.

Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam
giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam .
Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam
khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam
phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao
nguyên. Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi
những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là
cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi
sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới
bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở
Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm
thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử
dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt
nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần
đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến
vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy
lực lớn. Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như
trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công.
Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu
quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích
mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt
để giành chiến thắng trên mặt đất.

Làm thế nào chế phục được Việt Nam ”con rắn kỳ quái này ? Điều chủ yếu
quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ
Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ
7 là chỗ hiểm của rắn”. Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền
Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi
cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ
Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại
giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn
khác nhau. Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối
liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá---mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị
trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm
Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn
phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp
nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng
phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bổ với quy mô lớn. Nếu vận
dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết
giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh
gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh
chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận
lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản,
khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở
thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước
đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh
Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn
nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của
Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ
tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ
bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:

1-Bố trí binh lực: việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3
hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm
chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia
lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam


Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận
nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu
trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1
lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13
tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60
nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến
công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận
tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42.
Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện
trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn
quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và
2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư
đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê
đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội.
Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân
phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu
vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân
thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam . Tập
đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ
khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn
quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến
tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết
giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
2-Thực hiện tác chiến: dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày

a-Giai đoạn tiến công chiến lược

Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến
hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự
quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch
500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình,
hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100
tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến
hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông
tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch
chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công
nghiệp cỡ lớn của địch.
Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải
quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác
đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh
giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa
tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân
xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các
mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng
không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp
tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá
huỷ các điểm đã xác định.

b-Giai đoạn tiến công chiến thuật:

Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân
xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối
với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân
tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối
với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm
vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực
Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng
ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân
xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm
đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản
kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với
pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến
tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị
trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân
đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và
lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không
phận có liên quan.

c-Giai đoạn tác chiến trên mặt đất

Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả
lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam
nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của
tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến
tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục
chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ
bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi
đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu
vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng
tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam
tiến về chi viện cho phía Bắc.
Ngày thứ chính và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh
Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các
lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội.
Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa
vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam,
ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột
phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà
Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành
việc đổ bộ.
Ngày thứ mười hai và mười ba, sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng
công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông
và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao
vây Hà Nội.
Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh,
nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng
không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực
trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào
chiến trường Việt Nam .
Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:

Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất
vào? Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có
nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến
hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt
đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu
là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau. Trước hết tình chất
phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất
của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính
bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh
chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng
tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây
mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.
Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất,
hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam
không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ
binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến
quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào
lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định. Còn một điểm
nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến
tranh với Việt Nam , Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh
chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường
thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn
chặn Mỹ thọc tay vào.

Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến
pháp “hướng tâm hợp vây”; trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ
công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết
giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng
này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn
Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.

Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính
quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy
bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng. Lực lượng
không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm
trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai,
các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ
sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng
biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng
thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.




2) Những tham vọng không cần dấu diếm


“Môi trường xung quanh đã thuận lợi để Trung Quốc tiến hành chiến tranh
lớn trừng phạt để Việt Nam không bao giờ quên và các nước Đông Nam Á
khác không dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông” .

Với đầu đề trên mạng “Sina” của Trung Quốc ngày 29/7 nhận định rằng gần
đây Việt Nam liên tiếp khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Chính phủ Việt Nam đã từng bước quy hoạch một bộ phận Trường Sa thành
các lô kêu gọi đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí, còn tiến hành bầu cử
Hội đồng nhân dân ở Trường Sa. Việt Nam còn cùng các công ty phương Tây
như Mỹ .... tiến hành thăm dò và lắp đặt đường ống dẫn khí ở Trường
Sa. Không chỉ như vậy Việt Nam còn đưa ra những lời lẽ cứng rắn, thậm
chí tuyên bố “quyết không vứt bỏ một tấc đất” và “quyết chiến cùng
Trung Quốc”. Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đạt gần 50 tỷ tấn, trữ lượng
khí thiên nhiên khoảng 15.000 tỷ m3, được gọi là “vùng Vịnh thứ hai”.
Hiện nay các nước chung quanh Biển Đông đã khoan hơn 1000 giếng ở quần
đảo Trường Sa, hơn 200 công ty dầu khí của các nước đã tham gia thăm dò
khai thác. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu,
1500 tỷ m3 khí tại các giếng dầu ở Trường Sa, thu được hơn 25 tỷ USD.

Hiện nay tình hình Biển Đông rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của
thế kỷ 20, các nước xung quanh đã xâm chiếm các đảo và vùng biển phụ
cận ở quần đảo Trường Sa. Ngoài 6 đảo do Trung Quốc kiểm soát và đảo
Thái Bình do Đài Loan kiểm soát ra, 44 đảo khác do Việt Nam , Philippin
và Malaixia chiếm giữ. Ba nước này cùng Brunei và Inđônêxia đều tuyên
bố có chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa. Về an
ninh, việc các nước xung quanh xâm chiếm các đảo của Trung Quốc khiến
chiều sâu chiến lược của Trung Quốc thu hẹp đi. Tuyến phòng thủ biển
của Trung Quốc buộc phải rút về tuyến Hoàng Sa-Hải Nam , trực tiếp đe
dọa đến an ninh ở khu vực ven biển Trung Quốc. Còn các ngư dân Trung
Quốc--chủ nhân đích thực của Trường Sa luôn bị quân đội Việt Nam và
Philippin giết hại dã man ở khu vực biển Trường Sa. Điều này khiến người
dân trong nước đau lòng. Về kinh tế, mối nguy hại đối với Trung Quốc
càng sâu sắc hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu khí chủ yếu trên
thế giới. Hàng năm phải bỏ ra nhiều tiền của để nhập dầu khí cung ứng
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do các đảo bị xâm chiếm, khiến Trung
Quốc mất đi quyền lợi khai thác tài nguyên trên biển. Khu vực rất giàu
tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, nhưng lại không thể khai
thác lợi dụng, điều này đưa tới hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát
triển kinh tế Trung Quốc.

Các chuyên gia về an ninh cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông rất phức
tạp, đồng thời tồn tại hiểm họa đọ sức giữa các nước lớn. Vấn đề Biển
Đông ngày càng trở nên phức tạp bởi những nhân tố dưới đây:
- Nhân tố Đài Loan: Trong khu vực tranh chấp thực tế ở Biển Đông , nhiều
khu vực do Đài Loan thực tế kiểm soát. Để tìm kiếm độc lập và mở rộng
“không gian quốc tế”, nhà cầm quyền Đài Loan đã bán rẻ lợi ích ở Biển
Đông. Điều này tạo nên phiền phức lớn cho Trung Quốc trong khi xử lý vấn
đề Biển Đông .

-Nhân tố Mỹ-Nhật: Mỹ và Nhật Bản luôn có ý đồ chiến lược bao vây Trung
Quốc, vì thế Mỹ-Nhật đều tìm cách lợi dụng các nước ASEAN để kiềm chế
Trung Quốc, hòng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu
vực.

-Nhân tố ASEAN: Sau khi ASEAN nhất thể hoá, các nước ASEAN có thái độ
nhất trí với nhau trong vấn đề Biển Đông , khiến Trung Quốc trong khi xử
lý vấn đề Biển Đông, từ chỗ đối phó với từng nước nhỏ đã chuyển sang
phải đối phó với một tập đoàn quốc gia. Điều này tạo nên sự bất lợi đối
với Trung Quốc về chính trị. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông
là nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày
càng tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định trong khu vực.

-Nhân tố tài nguyên phong phú của Biển Đông : Biển Đônglà lãnh thổ biển
lớn nhất của Trung Quốc. Khu vực Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2.
Dựa theo quy định luật biển quốc tế, diện tích Trung Quốc quản lý là
2,1 triệu km2, tương đương với 2.3 diện tích lãnh thổ biển của Trung
Quốc. Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện là 640 triệu tấn, khí thiên
nhiên là 980 tỷ m3. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tài nguyên
dầu mỏ ở Biển Đông có thể đạt 41,8 tỷ tấn. Ngoài ra tại Biển Đông còn
có 116 loại khoáng sản khác nhau, có 89 loại khoáng sản đã thăm dò được
trữ lượng, có tới hơn 1400 vị trí có thể khai thác. Biển Đông không
chỉ tài nguyên phong phú, mà còn có vị trí địa lý chiến lược và là
tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới.
Biển Đông án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật
Bản. Biển Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp
nhất trên biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan
trọng của Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của
tuyến đường vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực
để Trung Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và
châu Âu. Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến
đường từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường
vận chuyển ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với
eo biển Malắcca. Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên thế giới đều đi qua
Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông nhiều gấp 5 lần so với
đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi qua kênh đào Panama .
90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của
Đài Loan phải đi qua Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc
cũng đi qua khu vực này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước
châu Á-TBD, 18% từ châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan
trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Biển Đông cũng là
tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng
không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều
phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông,
một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua
khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng
phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để
kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc
Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.

Hiện nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông , cũng là
nước tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt
Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của
chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của
Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh
nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam
không bao giờ quên.

Chúng ta phải chuẩn bị tốt chiến tranh cục bộ, tìm cách kiểm soát Biển
Đông , bao gồm cả Việt Nam . Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong mấy
năm gần đây đã có bước phát triển nhanh, cộng thêm sự giúp đỡ của lực
lượng không quân thuộc hải quân có thể tiến hành cuộc tiến công lớn đối
với các đảo bị Việt Nam chiếm giữ, tiêu diệt toàn bộ các trạm tiền tiêu
của Việt Nam ở Biển Đông . Nếu đuổi Việt Nam ra khỏi Biển Đông , các
nước khác không cần đánh cũng phải trao trả Trung Quốc các đảo.

Việc tiến hành cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là có tính khả thi. Môi
trường chung quanh Trung Quốc hiện nay tương đối ổn định. Phía Đông,
đã hòa dịu quan hệ với Nhật Bản; phía Bắc đã cùng Nga hoàn thành việc
ký kết hiệp định biên giới; phía Tây Tạng đã bố trí lực lượng mạnh hình
thành sự răn đe đối với Ấn Độ; quan hệ với Đài Loan cũng đang phát
triển một cách lý tính, khi cần thiết sẽ dùng Đài Loan để kiềm chế Nhật
Bản. Đánh Việt Nam để nâng cao ý chí của quân đội Trung Quốc, để cho
người Hàn Quốc thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân chỉ ở
tầm thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai như người Hàn Quốc nghĩ hay
không? Để cho các chuyên gia quân sự Mỹ thấy quân đội Trung Quốc liệu
có phải là đội quân không có ý chí chiến đấu như họ đánh giá hay không?
Để cho Nhật Bản thấy nếu không ngồi xuống đàm phán thì Trung Quốc cũng
có thể tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích của mình. Cuộc chiến
tranh này đáng đánh, có thể đánh được. Phải nhằm thẳng vào Việt Nam
đánh mạnh. Vì sự ngông cuồng tự cao tự đại của Việt Nam đã đưa tới sự
bất mãn trong nội bộ các nước ASEAN, nhân đà này có thể phân hoá sự
đoàn kết trong nội bộ ASEAN.
Về Đầu Trang Go down
https://clblyluantre.forumvi.com
 
Trung Quốc xâm lược Việt Nam ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CÂU LẠC BỘ LÝ LUẬN TRẺ_UEH :: Khu Vực Giải Trí :: Tin Tức Bốn Phương-
Chuyển đến